Giao khoán rừng đến cộng đồng, nhóm hộ và cơ chế hưởng lợi hợp lý - Công thức quản lý bảo vệ rừng bền vững hiện nay tại Quảng Nam

Thứ hai - 29/05/2017 21:35
Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 1.043.837 ha; diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 738.822,93 ha (chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó diện tích có rừng 545.047,99 ha (rừng tự nhiên: 443.081,21 ha, rừng trồng: 101.966,78 ha).
Le ke ket DA Tai tro
Le ke ket DA Tai tro
Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập trung ở các huyện miền núi cao, có tính đa dạng sinh học cao; Rừng tự nhiên miền núi gắn liền với sinh hoạt, văn hóa và bảo vệ đời sống của rất đông đồng bào dân tộc thiểu số gồm: Catu, Cor, Xơđăng, Giẻ Triêng, là nơi phòng hộ đầu nguồn, điều tiết lũ lụt, hạn hán cho các vùng trung du, đồng bằng của tỉnh.
Trong những năm qua, Đảng và Chính quyền đã có nhiều giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, hướng đến mục tiêu quản lý rừng bền vững bằng việc chuyển hướng từ lâm nghiệp thuần túy nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân để quản lý tài nguyên rừng gắn với nhiệm vụ phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Theo xu hướng đó thì hình thức giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhóm hộ gắn với những cơ chế hưởng lợi hợp lý là tiền đề quan trọng để Nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, quản lý rừng hiệu quả, bền vững.
          Như chúng ta đã biết, các cộng đồng, người dân tộc thiểu số sống gần rừng có những quyền lợi gắn chặt với rừng, rừng cung cấp các sản phẩm để họ duy trì cuộc sống hàng ngày, việc quản lý, khai thác rừng thường được các cộng đồng duy trì dưới hình thức các luật tục, phong tục. Như vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ phát huy hiệu quả nếu chúng ta biết cách vận dụng, phối hợp linh hoạt giữa quản lý nhà nước về rừng và đất rừng với các phong tục, luật tục về quản lý bảo vệ rừng đã được các cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện.
          Thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, từ năm 2012 các chủ rừng là các Ban Quản lý rừng Phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh đã giao khoán rừng đến cộng đồng, nhóm hộ với diện tích 234.843,37 ha rừng cho 1.103 nhóm hộ/21.218 hộ thuộc 70 xã của 11 huyện để quản lý, bảo vệ rừng.
          Mặc dù hiện nay chưa có những đánh giá cụ thể về hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng rừng dựa vào cộng đồng trong thời gian qua, song những kết quả đạt được từ giai đoạn đầu thực hiện chính sách chi trả DVMTR có thể nhận định rằng: Việc giao khoán rừng đến nhóm hộ, cộng đồng để hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là sự lựa chọn đúng hướng; thông qua đó đã giúp cho người dân thực sự có quyền bảo vệ, sử dụng và hưởng lợi từ rừng; đồng thời phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tính hợp lý của hình thức giao khoán rừng đến cộng đồng, nhóm hộ và cơ chế hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR hiện nay được thể hiện khá rõ ràng: Trong gần 05 năm thực hiện, chúng ta đã trao lại quyền được bảo vệ rừng của người dân tộc thiểu số, huy động được nguồn tài chính lớn để bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia giữ rừng (bình quân 2,5 triệu đồng/ha/năm). Do vậy, đã phát huy và bảo tồn những mặt tích cực của văn hóa bảo vệ rừng tại địa bàn rừng núi, là cơ sở để phát huy các luật tục trong công tác quản lý bảo vệ rừng, hương ước bảo vệ rừng phù hợp với công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay, nhờ đó góp phần làm cho pháp luật về bảo vệ rừng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn; vừa đảm bảo các khu rừng được quản lý, quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật vừa là cơ sở để phát huy tính tích cực của các luật tục, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
          Từ kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua, có thể nói việc giao khoán rừng theo cộng đồng, nhóm hộ và có cơ chế hưởng lợi hợp lý đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phối hợp linh hoạt giữa quản lý Nhà nước với các phong tục, luật tục của cộng đồng trong quản lý về rừng và đất rừng, tạo nên một hướng tiếp cận mới hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ rừng, cùng với những chính sách khác để có thể giúp người dân miền núi sống được bằng nghề rừng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

1
Liên kết
documentContent?dDocName=PORTAL072379
 
documentContent?dDocName=PORTAL311564
 
documentContent?dDocName=PORTAL323714

documentContent?dDocName=PORTAL338241
documentContent?dDocName=PORTAL072401






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,618
  • Tháng hiện tại20,083
  • Tổng lượt truy cập2,803,589
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây